Servo Omron có vai trò quan trọng trong các bộ điều khiển. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa hiểu rõ động cơ Servo có cấu tạo, nguyên lý hoạt động ra sao? Bộ phận này có những loại nào? Ưu – nhược điểm của Servo Omron là gì? Tất cả những thắc mắc trên sẽ được giải đáp chi tiết trong thông tin bài viết dưới đây, mời bạn cùng khám phá ngay!
Thông tin về Servo Omron
Servo Omron hay động cơ bước Omron là thành phần không thể thiếu trong hệ thống servo. Thông qua bộ điều khiển, bộ phận này sẽ nhận tín hiệu yêu cầu từ xa và cung cấp lựa chuyển động cho máy móc trong quá trình vận hành. Nhờ vậy máy móc sẽ khởi động và vận hành mượt mà, tốc độ nhanh và độ chính xác cũng cao hơn.
Cấu tạo động cơ Omron
Về cấu tạo, Servo Omron có 3 thành phần chính là rotor, stator và encoder:
- Rotor chính là sự hợp thành của những nam châm vĩnh cửu với từ trường siêu mạnh.
- Stator có bản chất là cuộn dây quấn xung quanh một lõi để cung cấp một lực cần thiết hỗ trợ chuyển động quay của rotor.
- Encoder nằm ở sau đuôi của động cơ, có nhiệm vụ chính là phản hồi tốc độ và vị trí động cơ chính xác.
Nguyên lý hoạt động của Servo Omron
Động cơ Omron là một thiết bị hoạt động độc lập và chỉ có ứng dụng thực tiễn khi phối hợp hoạt động cùng hệ thống servo. Nguyên lý hoạt động của chúng được hình thành từ những hệ thống khép kín liên hồi. Tức thông qua bộ điều khiển, động cơ servo sẽ nhận tín hiệu xung điện để kiểm soát và hoạt động.
Khi vận hành động cơ thì vị trí và vận tốc của bộ phận sẽ được nối với mạch điều khiển nhờ bộ mã hoá. Do đó nếu xảy ra sai sót về tốc độ hoặc chuyển động gặp rắc rối thì cơ cấu hồi liên tiếp sẽ phản hồi tín hiệu ngay.
Nhờ tín hiệu phản hồi, bộ điều khiển của động cơ sẽ phân tích, đối chiếu với tín hiệu lệnh để đưa ra hướng giải quyết phù hợp. Từ đây đảm bảo Servo Omron có thể hoạt động liên tục, đạt yêu cầu cả về vị trí và tốc độ chính xác.
Ưu nhược điểm khi ứng dụng Servo Omron
Dưới đây là tổng hợp chi tiết ưu – nhược điểm chung của động cơ Omron bạn nên biết:
Ưu điểm của động cơ Omron
- Tốc độ điều khiển tốt, hoạt động trơn tru và ổn định trên toàn bộ vùng tốc độ. Khi hoạt động, động cơ này hầu như không hề dao động, có hiệu cao và tốc độ cao.
- Có khả năng điều khiển vị trí chính xác
- Quán tính thấp, khi hoạt động không gây ồn ào
- Bảo dưỡng, bảo trì dễ dàng
- Giá thành phải chăng.
Nhược điểm
- Phức tạp khi điều khiển
- Cần phải điều chỉnh các thông số ổ đĩa.
Ứng dụng của Servo Omron
Hệ thống Servo Omron có khả năng đáp ứng được tất cả công suất của động cơ servo. Bộ phận này chịu được tốc độ đầu trong khoảng từ 200rpm – 20.000 rpm. Do đó loại động cơ này có khả năng ứng dụng trong nhiều môi trường làm việc khác như:
- Hệ thống máy CNC
- Hệ thống điều khiển robot
- Dây chuyền của hệ thống máy đóng gói
- Hệ thống chiết rót
- Dây chuyền máy khẩu trang, máy cắt hoặc máy in,…
Như vậy bài viết đã cùng bạn tìm hiểu chi tiết về Servo Omron. Thông qua những chia sẻ trên, chắc hẳn bạn đã nắm rõ nguyên lý hoạt động, đặc điểm và ứng dụng của loại động cơ này rồi nhé.