Aptomat Schneider
Aptomat Schneider
Aptomat Schneider
Aptomat Schneider
Aptomat Schneider
Aptomat Schneider
Aptomat Schneider
Aptomat Schneider
Aptomat Schneider
Aptomat Schneider
Aptomat Schneider
Aptomat Schneider
Aptomat Schneider
Aptomat Schneider
Aptomat Schneider
Aptomat Schneider
Aptomat Schneider
Aptomat Schneider
Aptomat Schneider
Aptomat Schneider
Aptomat Schneider xuất hiện ở khắp nơi khi nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao và yêu cầu an toàn về điện luôn được đặt lên hàng đầu. Vậy Aptomat Schneider là gì? Nguyên lý làm việc của thiết bị Aptomat này như thế nào? Và nó có bao nhiêu phân loại trên thị trường hiện nay. Mời bạn cùng Lâm An tìm hiểu về chủ đề này qua bài viết ngày hôm nay nhé.
Aptomat Schneider là gì?
Aptomat Schneider là dòng sản phẩm Aptomat cao cấp có thương hiệu từ Pháp được đại đa số người Việt Nam tin dùng. Chất lượng sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật khắt khe trong ngành điện cũng như đảm bảo an toàn trong việc phòng cháy và chữa cháy.
Hiện nay, các sản phẩm Aptomat nói riêng và các thiết bị điện Schneider nói chung tại thị trường Việt Nam đều do công ty Schneider Electric Việt Nam (đơn vị sản xuất thuộc tập đoàn Schneider Electric – Pháp) chịu trách nhiệm kinh doanh chính. Vì thế, người dùng có thể yên tâm khi mua sản phẩm thương hiệu này
Cấu tạo chung của Aptomat Schneider
Dù có kích thước khá nhỏ nhưng Aptomat Schneider có cấu tạo cũng khá phức tạp. Sau đây, Laman.com.vn sẽ giới thiệu chi tiết cho bạn cấu tạo cụ thể như sau:
Tiếp điểm của Aptomat Schneider
Aptomat Schneider có rất nhiều mẫu mã đa dạng và có cấu tạo giống nhau gồm hai cấp tiếp điểm (là điểm chính và hồ quang) hoặc ba tiếp điểm (tiếp điểm chính, tiếp điểm phụ và hồ quang). Khi mạch điện được đóng lại, các tiếp điểm sẽ lần lượt đóng từ hồ quang cho tới tiếp điểm phụ và tiếp điểm chính là sau cùng. Nếu như mạch điện đã bị ngắt, quá trình mở các tiếp điểm sẽ ngược lại.
Hộp dập hồ quang của Aptomat Schneider
Hồ quang dập Aptomat Schneider dập được hồ quang trong tất cả các chế độ làm việc của lưới điện. Người ta thường dùng hai kiểu thiết bị dập hồ quang: kiểu nửa kín và kiểu còn lại là kiểu hở.
Kiểu nửa kín sẽ được đặt trong vỏ kín và lỗ thoát khí. Kiểu Aptomat này có dòng điện giới hạn không quá 50KA. Kiểu hở được dùng khi giới hạn dòng điện cắt lớn hơn tới 50KA hoặc điện áp lớn hơn 1000V (cao áp). Trong buồng dập hồ quang thông dụng, người ta thường sử dụng những tấm thép xếp thành lưới ngăn, để phân chia hồ quang ra nhiều đoạn ngắn thuận lợi cho việc dập tắt của hồ quang.
Cơ cấu truyền động cắt Aptomat
Truyền động cắt có hai cách bằng tay và bằng cơ điện, còn được gọi là điện từ và động cơ điện. Aptomat được điều khiển bằng tay khi thực hiện với các CB sẽ có dòng điện định mức không lớn hơn 600A. Điều khiển bằng điện từ có dòng điện lớn hơn đến 1000A.
Móc bảo vệ Aptomat Schneider
CB Aptomat tự động cắt nhờ các phần tử bảo vệ còn gọi là móc bảo vệ, sẽ tác động khi mạch điện có sự cố dòng điện và sụt áp. Móc bảo vệ quá dòng điện không bị quá tải và ngắn mạch, đường thời gian. Người ta thường dùng hệ thống điện tử ra Rơ Le nhiệt làm móc bảo vệ và đặt ở phía bên trong CB.
Nguyên lý làm việc của Aptomat Schneider
Tất cả Aptomat đều có nguyên lý làm việc khá giống nhau. Các móc bảo vệ sẽ làm nhiệm vụ ngắt mạch khi phát hiện lỗi xảy ra trong hệ thống điện. Nếu một dòng điện chạy qua các tiếp điểm thay đổi đột ngột, từ trường sẽ tạo ra trên lò xo sẽ bị giảm hoặc lò xo nóng lên quá mức khiến tiếp điểm mở ra và dòng điện sẽ bị ngắt.
Đối với các Aptomat Schneider được sử dụng trong gia đình, dòng điện định mức không được phép lớn hơn 600A, người dùng sẽ phải sử dụng tay để điều khiển thiết bị thì mới hoạt động trở lại bình thường. Mặt khác, Aptomat dành cho hệ thống điện có dòng cao hơn (lên tới 1000A) thường sẽ có cơ chế điều khiển bằng điện từ.
Sau khi có hiện tượng ngắn mạch xảy ra, các lò xo trong móc bảo vệ sẽ trở lại trạng thái bình thường để các tiếp điểm được tiếp xúc lại với nhau, cho phép dòng điện tiếp tục đi qua. Các tiếp điểm của Aptomat được làm bằng đồng hoặc hợp kim đồng, hợp kim bạc và các vật liễu dẫn điện tốt khác.
Công dụng của Aptomat Schneider
Aptomat Schneider có rất nhiều lợi ích thiết thực trong cuộc sống thường ngày, đó là lý do khiến thiết bị trở nên phổ biến và không thể thiết trong bất kỳ hệ thống điện nào. Một số lợi ích quan trọng nhất của Aptomat Schneider có thể kể đến như sau:
- Tự động ngắt dòng điện trong các hệ thống điện khi có hiện tượng bị ngắn mạch hay sụt áp.
- Bảo vệ các thiết bị điện trong hệ thống điện không gặp hư hỏng khi có sự cố không mong muốn.
- Khi dòng điện bị rò rỉ xuống dưới nền đất, hiện tượng mất cân bằng giữa dòng điện đi và về sẽ xảy ra, lúc này Aptomat có công dụng ngắt điện trong trường hợp này.
- Nếu xảy ra trường hợp điện giật, thiết bị Aptomat cũng có tác dụng tự động ngắt hệ thống điện để bảo vệ con người.
Ứng dụng của Aptomat Schneider trong đời sống
Aptomat Schneider hiện đang được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực có liên quan đến ngành điện như tủ bảng điện, hệ thống tự động hóa. Đặc biệt, thích hợp với các công trình xây dựng, nhà cao tầng, các văn phòng, công trình dân dụng, quảng trường, nhà xưởng, sân bay, và nhà máy,…
Hy vọng bài viết giới thiệu về sản phẩm Aptomat Schneider đã giúp bạn hiểu rõ về thiết bị này. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều công ty chuyên cung cấp thiết bị Aptomat này vì độ uy tín đến từ thương hiệu. Do đó, bạn và gia đình có thể cân nhắc khi muốn sử dụng các sản phẩm về Aptomat Schneider nhé.