PLC Siemens là gì? Đây chắc là câu hỏi của nhiều người khi mới tiếp xúc với các thiết bị công nghiệp hiện đại, nhất là khi sản phẩm PLC Siemens vẫn còn khá mới mẻ. Tìm hiểu thêm về PLC Siemens thông qua bài viết dưới đây bạn nhé!
Giới thiệu chung sản phẩm PLC Siemens
PLC Siemens là một trong những khái niệm còn khá mới mẻ trong ngành thiết bị công nghiệp. Nếu bạn chưa biết thì thì PLC Siemens là một thiết bị điều khiển lập trình với chức năng là tự động hoá công việc trong lĩnh vực công nghiệp. Trong đó từ PLC là viết tắt của cụm từ Programmable Logic Controller.
PLC Siemens càng ngày càng được ứng dụng nhiều trong cuộc sống bởi những tính năng ưu việt của mình, ví dụ như truyền dữ liệu web, kết nối với những cơ sở dữ liệu thông qua SQL cùng dữ liệu đám mây MQTT. Hầu hết những ngành nghề cần sự tự động hóa ngày nay đều áp dụng thiết bị này.
PLC Siemens sẽ thay các rơ le quét trạng thái đầu ra, đầu vào và các thay đổi của nó, hỗ trợ việc điều chỉnh và các chức năng khác. Người ta đánh giá cao PLC Siemens vì dễ bảo quản, dễ lập trình, có dung lượng cao, chứa nhiều chương trình phức tạp và giá rẻ khác.
Sản phẩm PLC Siemens có cấu tạo như thế nào?
Vậy một sản phẩm PLC Siemens đạt chuẩn sẽ có cấu tạo như thế nào? Dưới đây là các bộ phận quan trọng của PLC Siemens mà bạn có thể tham khảo.
- Bộ nhớ chương trình bên ngoài (RAM), cho phép mở rộng bộ nhớ ngoài EPROM nếu cần.
- Module – bao gồm module vào và ra.
- Bộ vi xử lý với các công dùng để ghép nối với PLC
- Đơn vị lập trình qua tay hoặc máy tính, thông thường PLC sẽ được kết nối thông qua các cổng như RS232, RS458, RS422…
Các dòng máy PLC Siemens phổ biến
Là sản phẩm phổ biến và được sử dụng nhiều nhất của PLC, sản phẩm PLC Siemens cũng có khá nhiều mẫu mã. Tùy theo nhu cầu mà bạn có thể chọn mua được thiết bị sao cho phù hợp nhất với nhu cầu của mình.
PLC Logo
Đây được coi là mẫu máy đời đầu của dòng PLC Siemens, ưu điểm của dòng máy này là cách lập trình khá đơn giản và có thể thực hiện các thao tác trên màn hình của thiết bị. Hầu hết những thiết bị này được ứng dụng tại các tủ điện điều khiển dành cho ATS.
PLC S7 – 200
Ngay sau PLC Logo là mẫu máy S7 – 200 ra đời. Đây là một trong mẫu máy được chào đón nhất của dòng PLC Siemens. Model này có thể điều khiển logic lập trình loại nhỏ, sở hữu các module mở rộng được sử dụng cho nhiều ứng dụng lập trình khác nhau.
PLC S7 – 300
Nếu hai dòng thiết bị trên chủ yếu lập trình loại nhỏ thì đến đời PLC S7 – 300 đã được thiết kế để lập trình các thiết bị tầm trung. PLC S7 – 300 nổi bật với khả năng tính toán cực nhanh, thích hợp dùng cho các dây chuyền và hệ thống lớn.
Cấu tạo của thiết bị PLC S7 – 300 cũng vô cùng chắc chắn để đảm bảo việc sử dụng cho các môi trường khác nhau. Tuy nhiên đổi lại thì giá thành của sản phẩm PLC này lại khá cao. Chỉ thích hợp mua và dùng cho các dự ván từ vừa cho đến lớn.
PLC S7 – 400
Đây là một trong những dòng PLC sở hữu cấu trúc Hot – Standby có thể dự phòng cho việc nóng CPU, đồng thời quản lý số lượng lớn I/O. PLC S7 – 400 còn ghi điểm trong mắt người dùng bởi tốc độ xử lý lệnh khá cao. Vì thế bạn có thể ứng dụng sản phẩm này trong các hệ thống cùng dây chuyền nhà máy lớn. Dĩ nhiên với nhiều chức năng như vậy thì giá thành của thiết bị PLC S7 – 400 cũng không rẻ.
PLC S7 – 1200
Trái ngược với hai dòng trên, model PLC S7 – 1200 lại được thiết kế nhỏ, gọn, thích hợp sử dụng với các hệ thống sản xuất nhỏ. Tuy thế dòng máy này vẫn được cung cấp đầy đủ các chức năng như PWM/PTO, Analog, HSC… Độ phổ biến của dòng máy PLC này rất cao do có tính năng vượt trội và mức giá khá rẻ.
PLC S7 – 1500
Dòng PLC này là một phiên bản nâng cấp của mẫu PLC S7 – 300, do đó model PLC S7 – 1500 được nâng cấp tốc độ CPU cùng nhiều tính năng khác như OPC, Web server…
Người dùng có thể lập trình ngay trên màn hình của thiết bị hoặc Tia Portal. Điểm nổi bật nhất của dòng này có lẽ là hiệu ứng truyền thông tuyệt vời được tích hợp với MindSphere độc đáo. Và dĩ nhiên để sở hữu được PLC S7 – 1500 thì bạn sẽ phải đầu tư một số vốn khá lớn.
Hy vọng qua bài viết trên bạn đã hiểu PLC Siemens là gì, cũng như cấu tạo và một số mẫu thiết bị nổi bật nhất. Liệu bạn đã lựa chọn được cho mình mẫu máy PLC Siemens thích hợp cho công việc của mình hay chưa?